Trending

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Những loại thực phẩm chống sưng khớp

Anh đào là một trong những lựa chọn thực phẩm giúp làm giảm sưng viêm khớp. Nước trái cây anh đào được khuyến cáo sử dụng cho những người bị đau, viêm khớp. Anh đào giàu chất chống oxy hóa để chống lại viêm, sưng. 

Cá là một trong những loại thực phẩm tốt nhất có tác dụng chống viêm và chống sưng. Cá giàu axit béo omega-3 giúp chống sưng, viêm. Vì vậy, các rất tốt cho khớp xương.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ nên uống 1 cốc nước ép mỗi ngày vì anh đào chứa hàm lượng đường khá cao.

Dứa

Dứa giàu kali, vitamin C, các enzyme giúp tiêu hóa nên sẽ thúc đẩy các quá trình khác diễn ra trong cơ thể của bạn. Thật tuyệt vời nếu có một cốc nước ép dứa ngay sau khi bạn tập thể dục

Cần tây

Những loại thực phẩm chống sưng khớp
Những loại thực phẩm chống sưng khớp 


Cần tây chứa lượng natri và kali hoàn hảo. Cần tây cung cấp một lượng lớn nước, vitamin K và vitamin C. Chất dinh dưỡng phức tạp trong cần tây rất tốt cho việc thuần hóa dây thần kinh bị sờn và sưng khớp.

Dưa chuột

Dưa chuột giàu nước, với hàm lượng nước chiếm đến 94% trong dưa chuột. Dưa chuột cũng có một số lượng lớn kali, vitamin C và silica. Silica giúp tăng cường collagen trong khớp xương, tóc và da, giúp cải thiện độ đàn hồi ở tất cả các cơ quan này.

Húng quế

Húng quế, giống như tất cả các loại thảo mộc khác, giàu chất phytochemical hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và điều trị viêm. Húng quế là một loại thảo dược tuyệt vời chống virus và chống nấm.

►Xem thêm: Trật khớp

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp

Nếu trật khớp vai thì tư thế cánh tay sẽ bị biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối có hiện tượng xoay vào trong, bàn chân bên sai gác lên cổ chân bên lành.

Đau do tổn thương rách bao khớp.

Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.

Hõm khớp bị rỗng: Đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp tuy nhiên không phải khớp nào cũng có, mà chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu người bệnh đi khám muộn thì sẽ khó có thể phát hiện do sưng nề nhiều.

Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.

Cử động đàn hồi hay còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ xuất hiện trong sai khớp, do đầu xương trật ra chỗ khác đồng thời bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Cho dù cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn sẽ bật trở lại tư thế sai.

Ngoài ra trật khớp có một số biến dạng đặc biệt:

Dấu hiệu gù vai (vai vuông góc) thấy ở sai khớp vai.

Dấu hiệu “nhát rìu” thường thấy trong sai khớp khuỷu ra sau (do mỏm khuỷu trồi ra sau làm với cánh tay một bậc lõm vào, trông giống như gốc cây bị rìu chặt dang dở).

Dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp
Dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp


Dấu hiệu “phím đàn dương cầm” xuất hiện trong sai khớp vùng vai-đòn (do co kéo cơ ức đòn chũm nên đầu ngoài xương đòn được kéo lên, lộ rõ ra ngoài, ấn xuống lại bật lên như ấn vào phím đàn dương cầm).

Còn để xác định chính xác bạn có bị trật khớp hay không bạn nên đi khám ở chuyên khoa khớp. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để biết chính xác loại sai khớp và tình trạng khớp (có hay không bong xương, vỡ mẻ xương khớp hay gãy đầu xương). Nếu để lâu bệnh có thể xuất hiện biến chứng như chèn ép mạch máu, dây thần kinh, sai khớp hở kèm mẻ xương. Gãy xẹp lún cột sống http://coxuongkhoppcc.com/gay-xep-lun-cot-song.html

Sơ cứu khi bị trật khớp

Khi bị trật khớp bệnh nhân cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến cơ sở y tế. Tình trạng này có thể xảy ra tại các khớp lớn như vai, đầu gối, khuỷu tay hay mắt cá chân hoặc ở các khớp nhỏ hơn như ngón tay, ngón tay cái hoặc ngón chân. Cách sơ cứu như sau:

Không di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, vì điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.

Cố định khớp: Cố định khớp ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Nếu bạn trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay.
Nếu trật khớp ở chân thì bạn có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.

Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương nhằm tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc bạn có thể cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.

►Xem thêm: Vôi hóa cột sống

Thứ Hai, 30 tháng 10, 2017

Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống

Vôi hóa cột sống là bệnh tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động ở người bệnh. Đa số người bệnh bị vôi hóa cột sống thường cảm thấy đau cổ, đau lưng (tùy vị trí cột sống bị vôi hóa mà có các triệu chứng khác nhau).

Lão hóa: quá trình lão hóa của cơ thể là nguyên nhân chính gây ra bệnh vôi hóa cột sống. Theo quy luật tự nhiên, các tế bào sụn cột sống với thời gian tích tuổi lâu dần sẽ dễ mỏng, rách và tái tạo sụn giảm giần, sụn kém, tính đàn hồi, chịu lực giảm.

Các dị dạng bẩm sinh như gù, vẹo cột sống làm thay đổi diện tích tì nén bình thường của cột sống cũng gây ra bệnh thoái hóa cột sống.

Chấn thương, va đập do tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể thao… lặp đi lặp lại nhiều lần gây tổn thương cột sống.

Người béo phì, thừa cân thường bị vôi hóa cột sống do trọng lượng cơ thể đè lên xương, khớp lớn.
Những người có nghề nghiệp đòi hỏi phải ngồi lâu như nhân viên văn phòng, thợ may, giáo viên… hay những người phải mang vác nặng cũng dễ mắc bệnh lý này.

Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống
Triệu chứng của bệnh vôi hóa cột sống


Nếu vôi hóa cột sống cổ, người bệnh sẽ đau sau cổ, cơn đau có thể lan xuống vai, cánh tay, bàn tay… Nếu vôi hóa cột sống lưng, người bệnh sẽ cảm thấy đau lưng, đau lan xuống mông, chân,… Đau có tính chất cơ học, đau tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi.

Người bệnh xuất hiện những cơn đau đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, đau nhiều về đêm. Đau ở phần cột sống nhiều nên khó khăn trong việc cúi xuống, ngồi xuống không đứng lên ngay được.

Đau tăng khi thời tiết thay đổi, khi vận động mạnh, ho hay trở mình cũng đau. Nếu bệnh để lâu thì xuất hiện triệu chứng co cứng cơ cạnh cột sống.

Khi dây thần kinh bị chèn ép, người bệnh có triệu chứng đau tay, chân, cơ bắp yếu. Bên cạnh đó, nếu ống tủy bị thu hẹp nhiều quá, người bệnh sẽ mất cảm giác, không kiểm soát đại tiểu tiện.

Khi có triệu chứng bệnh vôi hóa cột sống, người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. Tùy tình trạng bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị phù hợp. Điều trị bệnh vôi hóa cột sống bao gồm các phương pháp dùng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật.

►Xem thêm: Gãy xương khuỷu tay

Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017

Dấu hiệu gãy xương khuỷu tay

Khi bị gãy xương khuỷu tay, tuỳ vào mức độ nặng nhẹ mà bệnh nhân có biểu hiện đau đớn với các mức độ đau nặng nhẹ, các cơn đau nhói hoặc buốt khác nhau. Đặc biệt khi người bệnh bị gãy trực tiếp và gãy hở thì có các biểu hiện đau nhói và choáng váng do sốc hoặc mất máu.

Đối với các trường hợp gãy xương khuỷu tay kín thì người bệnh thường có biểu hiện sưng và phù nề to hơn.

Sự biến dạng màu da

Thông thường đối với các trường hợp gãy hở thì có triệu chứng chảy máu và rách da, đối với các trường hợp gãy xương kín thì sự tụ máu dưới da khiến người bệnh có các biểu hiện thâm tím hoặc bầm thành từng vệt máu đen lớn tùy mức độ tổn thương các mạch máu.
Mât chức năng vận động

Khi bị gãy xương khuỷu tay thì hầu như các cử động tại phần xương và khớp khuỷu tay của ngươì bệnh bị hạn chế tới mức tối đa. Đối với các trường hợp nhẹ thì giảm hoạt động do đau còn các trường hợp nặng thì không thể vận động hay cử động. Thông thường khi bị gãy xương khuỷu tay người bệnh còn có các biểu hiện tê hoặc mất cảm giác phần mu trên bàn tay và các ngón tay.

Dấu hiệu gãy xương khuỷu tay
Dấu hiệu gãy xương khuỷu tay


Biến dạng khuỷu tay

Với cả gãy có di lệch, gãy không có di lệch, gãy kín hoặc gãy hở thì người bệnh luôn có các biểu hiện biến dạng nhẹ đến nặng phần khuỷ tay mà mắt thường có thể nhìn thấy được.

Điều trị gãy xương khuỷu tay

Cũng tương tự các loại gãy xương khác, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của người bệnh sau khi tiến hành các phương pháp chuẩn đoán chuyên sâu thì sẽ bác sĩ tiến hành các phương pháp điều trị phù hợp. Hai phương pháp điều trị gãy xương khuỷu tay phổ biến gồm: điều trị bảo tồn không phẫu thuật và điều trị phẫu thuật.

Phương pháp điều trị bảo tồn không phẫu thuật: Áp dụng đối với các trường hợp gãy xương nhẹ, gãy xương không di lệch. Phương pháp này sẽ sử dụng nẹp cố định hoặc phẫu thuật. Trong và sau bó nẹp hoặc bột người bệnh tiến hành tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng vừa sức và phù hợp đối với từng giai đoạn.

Phương pháp điều trị phẫu thuật: Áp dụng đối với các trường hợp gãy xương phạm khớp, gãy xương có di lệch và gãy xương đe doạ dẫn đến biến chứng nguy hiểm khác khắp vùng khuỷ tay nếu không được điều trị.

Thứ Năm, 26 tháng 10, 2017

Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sực đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình. Bệnh thường tập trung ở các dạng chính là thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ và thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng. 

Hiện nay một trong những biện pháp thường được bác sĩ sử dụng trong điều trị bệnh là kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng. Cách làm này thường được sử dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn 3. Với cách làm này Corticosteroids sẽ được đưa vào màng cứng của bệnh nhân.

Điều này sẽ giảm đau và trì hoãn phẫu thuật. Sử dụng khi điều kiện sức khỏe của bệnh nhân chưa cho phép. Ngoài ra có thể dùng phương pháp này để phối hợp điều trị các liệu pháp không phẫu thuật như: vật lý trị liệu, thể dục để giúp giảm đau cho bệnh nhân.

Kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm đòi hỏi phải cần sự thực hiện của những bác sĩ có tay nghề cao.

Tiến hành thực hiện theo các bước cơ bản sau:

Xác định vị trí sẽ đưa kim vào và sát trùng

Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm
Phương pháp tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm


Thử phản ứng thuốc novacain 0.25%. Đồng thời chuẩn bị dụng cụ pha thuốc hydrocotison 125 mg.
Dùng kim chuyên dụng chọc vào khe liên đốt L3-L4, L4-L5. Đưa kim từ từ vào sâu khi có cảm giác qua dây chằng vàng thì dừng.

Thử hút xem có dịch não tủy vào máu. Đồng thời bơm thử 1ml không khí vô trùng. Nếu vào nhẹ chứng tỏ kim đã vào khoang ngoài màng cứng. Cơ xương khớp PCC http://coxuongkhoppcc.com/
Bơm 2ml novocain và hydrocotison vào khoang ngoài màng cứng

Những tác dụng phụ mà bệnh nhân có thể gặp phải

Kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm là không cung cấp hiệu quả lâu dài mà chỉ giúp giảm đau và viêm mức độ nhẹ. Sau khi tiến hành bệnh nhân có thể gặp những tác dụng phụ như sau:
Bệnh nhân thường cảm thấy đau đầu kéo dài khoảng 1 đến 2 ngày.

Kèm theo biểu hiện đau đầu, cảm giác đau tăng ở lưng và chân
Có những trường hợp nghiêm trọng nhưng lại hiếm gặp. Bao gồm: viêm dây thần kinh cột sống hoặc các mô, tổn thương các mô cơ hoặc rễ thần kinh.

Mong rằng những thông tin về kỹ thuật tiêm ngoài màng cứng chữa thoát vị đĩa đệm sẽ giúp bạn có thêm một hướng đi trong việc điều trị bệnh.

Thứ Hai, 23 tháng 10, 2017

Hiểu thêm về bệnh xương thủy tinh

Hiện nay có một căn bệnh về xương hiếm gặp mà gây hậu quả lớn mà chắc hẳn không mấy ai biết tới, đó chính là bệnh xương thủy tinh, bản thân có cái tên như vậy vì xương của những người mắc phải căn bệnh này rất dễ gẫy và giòn

Bệnh làm thay đổi cấu trúc của xương gây nên các thể lâm sàng và còn mang đặc điểm di truyền. Việc điều trị bệnh hiện nay chưa có mấy khả quan. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau đây để chúng ta có thêm kiến thức về căn bệnh này.

Đặc điểm các thể lâm sàng của bệnh

Bệnh xương tủy tinh chính là sự tổn thương thành phần colagen tup I gây ra. Thường gây ra các thể lâm sàng của bệnh không chỉ gây ra trên mình xương khớp mà còn gây ra ở da, dây chằng, răng …và thường gây ra các hiện tượng như gẫy xương tự phát, hoặc chỉ là do va chạm nhẹ xương cũng có thể gãy, xương biến dạng, lùn, bất thường của răng, giảm thị lực.

Hiểu thêm về bệnh xương thủy tinh
Hiểu thêm về bệnh xương thủy tinh


Đây là một căn bệnh bẩm sinh chứ không phải phát sinh đo quá trình sống tác động vào, trẻ bị mắc bệnh thường có tỷ trọng xương giảm. có nhiều trường hợp bệnh nặng trẻ vừa sinh ra đã phải hứng chịu bệnh bằng việc xương thường xuyên bị gãy và gãy trên nhiều phần ở cơ thể nên trẻ mắc bệnh này có nhiều xu hướng trẻ bị dị tật là do vậy.

Phần lớn trẻ bị bệnh chết sau khi sinh một thời gian ngắn. Bệnh có thể biểu hiện muộn ở những trường hợp nhẹ hơn làm ảnh hưởng tới sự phát triển của khối cơ làm giảm sức bền cơ.

Bệnh mang đặc điểm di truyền

Bệnh được chứng minh là bệnh di truyền từ gen lặn từ bố hoặc mẹ, đối với đời trước có người mắc bệnh xương thủy tinh thì tới các đời sau trẻ có nguy cơ mắc nhiễm bệnh này có tỷ lệ cao hơn nhiều so với những đứa trẻ bình thường. Người ta đã biết 6 thể khuyết tật tạo xương, hầu hết là di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường. Thể bệnh mới này là khuyết tật tạo xương thể VII di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường.

Cho tới nay vẫn chưa có phương pháp điều trị căn bệnh này, có chăng người ta chỉ có thể trợ phòng tránh một số triệu chứng của bệnh này.

Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Suy nghĩ sai lầm khi điều trị bệnh viêm khớp

Thói quen của nhiều người Việt Nam thì nếu bị bất cứ chứng bệnh gì gây đau đớn như bệnh viêm khớp chẳng hạn là họ tự chạy ra tiệm thuốc mua thuốc giảm đau về uống. Ngay cả những người bán thuốc hay các bác sĩ điều trị bệnh viêm khớp cho bệnh nhân cũng có thói quen kê thuốc giảm đau trong đơn thuốc cho người bệnh

Một số người thì chủ quan hơn, họ cho rằng bệnh viêm khớp là tự miễn, nó tự sinh ra và nó tự mất đi nên không cần phải điều trị chi cho tốn kém. Thấy bệnh kéo dài nặng thêm gây đau đớn họ mới đi khám bệnh thì lúc này bệnh gây nhiều biến chứng và rất khó điều trị.

Các tác hại của việc điều trị bệnh viêm khớp không đúng cách

Việc sử dụng thuốc giảm đau lâu ngày không những khiến bệnh nhân bị lờn thuốc, tình trạng bệnh nặng thêm vì thuốc chỉ giảm đau nhưng không kiềm chế được bệnh phát triển mà nó còn gây ra nhiều tác dụng phụ như đau dạ dày , viêm loét dạ dày tá tràng, co thắt thực quản

Suy nghĩ sai lầm khi điều trị bệnh viêm khớp
Suy nghĩ sai lầm khi điều trị bệnh viêm khớp


Nhiều người tìm đến các phương pháp dân gian hay các cây cỏ trị bệnh. Điều này không hẳn là xấu, nó có thể khiến bệnh thuyên giảm một cách tức thời chứ không đièu trị được tận gốc căn nguyên của bệnh . Bệnh vẫn diễn tiến âm thầm và trở nặng khiến bạn không kịp trở tay

Nếu lâu ngày bệnh nhân không thăm khám và điều trị kịp thời, bệnh viêm khớp sẽ làm biến dạng khớp, gây mất chức năng hoạt động của các khớp gây co quắp ở ngón tay, chân, teo cơ, không đi lại, sinh hoạt được như bình thường. Bệnh có thể tiến triển xuống các khớp háng, khớp gối.

Nguy hiểm hơn, nếu viêm khớp chi phối vùng nội tạng, làm viêm phổi phù thể, viêm mạch máu gây đau nhức, xuất huyết dưới da, viêm van tim… có thể khiến bệnh nhân tử vong.Bệnh viêm khớp là một căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị đúng cách. 

Vì thế bạn không nên chủ quan với căn bệnh này. Việc trị bệnh kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng nó giúp cho việc chữa bệnh được dễ dáng, nhanh chóng và hiệu quả.

Thứ Ba, 3 tháng 10, 2017

Đau khớp gối nên chơi các môn thể thao nào?

Khi khớp gối bị viêm hay bị thoái hóa, sụn khớp dần bị bào mòn và trở nên xù xì, không còn che phủ được đầu xương khiến hai đầu xương bị cọ xát vào nhau liên tục khi cử động và gây ra những cơn đau khớp. Đau tăng mạnh khi bệnh nhân đi lên cầu thang, ngồi xổm hoặc di chuyển nhiều.


Đau khớp gối có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối, gây teo cơ, biến dạng khớp, hoặc tạo thành các gai xương ở viền khớp…Tập thể dục là phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị đau khớp gối và phục hồi khớp gối đạt nhiều chuyển biến tốt hơn.


Có rất nhiều môn thể thao tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng là đối tượng tập luyện phù hợp. Nhất là đối với những người bị đau khớp gối, nếu tập luyện không đúng có thể gây tổn thương đến khớp gối nghiêm trọng hơn.

Vậy, người bị đau khớp gối nên chơi các môn thể thao nào tốt? Các chuyên gia/bác sĩ đã đưa ra lời khuyên cho người bệnh nên lựa chọn các môn thể thao sau đây:

1/Người bị đau khớp gối nên tập dưỡng sinh

Tập dưỡng sinh là môn thể thao không đòi hỏi nhiều thể lực, ít tốn sức nhưng đòi hỏi sự nhịp nhàng, uyển chuyển của người tập. Với môn dưỡng sinh, bệnh nhân sẽ được cải thiện các vấn đề về hô hấp, tuần hoàn….

Đau khớp gối nên chơi các môn thể thao nào?
Đau khớp gối nên chơi các môn thể thao nào?

Hiện nay, nhiều câu lạc bộ dưỡng sinh cho người cao tuổi và cả người trẻ đã thu hút rất nhiều người tham gia. Thay vì tập luyện tại nhà, người bệnh có thể tham gia những hội nhóm này sẽ cảm thấy thú vị hơn rất nhiều. Thoái hóa khớp háng http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-khop-hang.html

2/Người bị đau khớp gối nên đạp xe đạp

Đạp xe đạp là bộ môn khá đơn giản nhưng rất có lợi cho những người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là đau khớp gối. Khi đạp xe, cũng có nghĩa là bạn đã tiêu hao đi lượng calo dư thừa, tăng cường tuần hoàn, hô hấp. Bên cạnh đó, đạp xe cũng giúp khớp gối linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, bạn cần đạp xe trong một lộ trình và thời gian phù hợp, tránh đạp xe quá lâu, trên đoạn đường quá dài khiến khớp gối bị đau mỏi.

3/Môn bơi lội rất tốt cho người bị đau khớp gối

Đây là bộ môn giúp cơ thể được vận động một cách toàn diện mà không gây ảnh hưởng đến khớp gối. Bơi lội thường xuyên sẽ giúp tăng cường sự deo dai của cột sống và xương khớp, làm chậm tiến trình thoái hóa. Đặc biệt, người bị đau khớp gối nên tập đi bộ dưới nước để giảm đau khớp gối tốt hơn.

Ngoài những môn thể thao có lợi, người bệnh đau khớp gối cần tránh các môn thể thao hoạt động mạnh, đòi hỏi nhiều thể lực như bóng đá, bóng rổ, tennis, chạy bộ…Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh mang vác nặng hay ngồi xổm thường xuyên để hạn chế gây áp lực lên khớp gối và khiến bệnh trầm trọng hơn.

Thứ Năm, 28 tháng 9, 2017

Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay

Bệnh lý về cơ xương khớp là vấn đề sức khỏe đang được rất nhiều người quan tâm bởi đây là một căn bệnh phổ biến có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất hiện nay. Không chỉ xuất hiện ở các đối tượng bệnh nhân cao tuổi, bệnh lý về cơ xương khớp còn có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tuy ít dẫn đến tử vong và biểu hiện không nguy cấp như các bệnh về tim mạch, hô hấp, ung thư.. nhưng bệnh cơ xương khớp ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng vận động và các sinh hoạt thường ngày

Các số liệu thống kê ban đầu cho thấy, hiện nay có khoảng 30% người trên 35 tuổi, 60% người trên 65 tuổi và khoảng 85% người trên 80 tuổi bị thoái hóa khớp. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp cao nhất thế giới.

Trong các bệnh lý thường gặp về xương khớp, phải kể đến đầu tiên đó là viêm xương khớp.

Viêm xương khớp là tình trạng khi các khớp trở nên đau và cứng, thường gặp ở đầu gối, háng và xương sống. Tình trạng viêm xảy ra chính là cơ chế tự vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố bên ngoài như: chấn thương hoặc từ bên trong như bị di truyền, nhiễm trùng, chuyển hóa của bệnh gout. 

Khi mắc phải các chứng viêm khớp này, người bệnh sẽ nhận thấy những biểu hiện như: Sưng nóng, đỏ, đau, cứng khớp. Có rất nhiều dạng viêm khớp khác nhau, tuy nhiên một số dạng thường thấy như là: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp cấp, bệnh gout, viêm khớp nhiễm trùng. Viêm khớp lâu ngày có thể dẫn đến đau nhức, mất khả năng vận động hoặc thậm chí bị tàn phế.

Căn bệnh xương khớp phổ biển thứ 2 là thoái khóa cột sống.

Thoái hóa khớp, cột sống là kết quả của việc thoái hóa do nhiều yếu tố tác động hình thành trong một quá trình dài gây ra. Đĩa đệm chèn giữa các xương bị giòn và nứt nẻ do sự thoái hóa kéo dài và không kịp chữa trị, hình thành khe hở cho nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài, gây thoát vị đĩa đệm.

Đồng thời khi đó, các dây chằng giảm dần độ đàn hồi, bị giòn, cứng, phình to, chất vôi lắng đọng bên trong gây chèn ép các rễ thần kinh sinh ra các cơn đau kéo dài cho người bệnh làm mất khả năng đi lại và sinh hoạt hằng ngày. Thoái hóa hệ thống xương cột sống thường xảy ra tại hai vị trí là cột sống cổ và cột sống lưng, chính vì vậy cần có các bài tập thích hợp để tăng sự dẻo dai cho cột sống.

Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay
Các bệnh xương khớp thường gặp nhất hiện nay


Căn bệnh thường gặp tiếp theo là Thoái hóa đầu gối

Là nơi bị cơ thể dồn toàn bộ trọng lượng xuống nên khớp gối cũng là nơi thường gặp phải các thương tổn nhiều nhất cùng với việc phải đi lại, hoạt động nhiều và thường xuyên sẽ gây tổn thương sụn khớp. Khi đó bề mặt của khớp bị mất dần khiến cho chức năng của khớp tiêu giảm dẫn đến khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày và gây đau nhức, nhất là trong thời tiết lạnh.

Các khớp chịu ảnh hưởng thường nằm ở những vị trí chịu đựng tải trọng của cơ thể như khớp háng, khớp gối, cổ và bàn tay. Trường hợp nặng nhất đối với thoái hóa khớp đó là khi phần sụn bị vỡ ra và mối liên kết này bị tiêu biến làm tăng sự cọ xát giữa các xương gây dãn dây chằng ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cử động và di chuyển, thậm chí là tàn tật.

Điều trị bệnh lý về cơ xương khớp là một quá trình lâu dài, vì vậy nếu không điều trị đúng cách, đặc biệt là đối với các bệnh nhân có xu hướng lạm dụng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau liên tục một cách thiếu kiểm soát sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như hội chứng phù mặt, cổ, vai do thuốc, hội chứng dạ dày tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thậm chí là tử vong.

Hiện nay, điều trị bệnh xương khớp bằng bài thuốc Đông y Cốt vương thần hiệu thang hiện đang là phương pháp được các bác sĩ chuyên khoa cũng như chuyên gia hàng đầu hiện nay đánh giá cao cả về công dụng và tính an toàn.

Bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang với thành phần là các vị thuốc thảo dược có trong tự nhiên có tác dụng điều trị các chứng bệnh về xương khớp như: Phòng phong, Hoàng cầm, Xuyên quy, Ngưu tất, Đỗ trọng, Cẩu tích, Mộc qua, Độc hoạt, Đương quy, Xuyên khung, Ý dĩ, Quế thanh, Bạch linh… Khi điều trị bệnh xương khớp bằng bài thuốc Cốt vương thần hiệu thang, người bệnh sẽ không phải lo các tác dụng phụ hay ảnh hưởng tới dạ dày, tá tràng, suy gan, thận.., ngược lại bài thuốc còn giúp tăng cường chức năng gan thận, dưỡng huyết bổ huyết góp phần tăng sức đề kháng và khả năng hồi phục cho cơ thể.

Quá trình khôi phục tổn thương cho các khớp xương thường diễn ra khá chậm. Khác với sử dụng thuốc Tân dược có thể thấy triệu chứng giảm đi một cách rõ rệt, điều trị bằng thảo dược Đông y cần thời gian dài hơn do chủ đích đi sâu vào căn nguyên của bệnh, giải quyết từ gốc rễ nguyên nhân gây bệnh xương khớp nên hiệu quả điều trị thu được cũng lâu dài và bền vững hơn.

►Xem thêm: Thoái hóa khớp vai

Bệnh thoái hóa khớp vai và phương pháp điều trị

Thoái hóa khớp vai hầu như chỉ được biết đến là căn bệnh của người cao tuổi hoặc những người thường xuyên mang vác nặng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đối tượng mắc bệnh thoái hóa khớp vai rất nhiều, ngay cả những người trẻ, những người khỏe mạnh bình thường cũng có nguy cơ mắc bệnh.

Theo thống kê, có đến hơn 30% bệnh nhân xương khớp mắc thoái hóa khớp vai và tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa khớp vai ngày càng tăng. Con số này cho thấy ngay cả người trẻ cũng không nên chủ quan với căn bệnh này.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp vai

Tuổi tác: Tuổi tác là một trong số những nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa khớp, đặc biệt là thoái hóa khớp vai. Thường những người ở tuổi 45 trở lên sẽ chịu nhiều tổn thương do bệnh thoái hóa khớp gây ra và đây cũng là độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp vai cao. Đối với những bệnh nhân bị bệnh thoái hóa khớp vai do lão hóa, thường bắt đầu từ sụn khớp bị bào mòn gây tổn thương khớp và các đầu xương.

Chấn thương: những chấn thương ở khu vực vai chính là nguyên nhân dẫn tới thoái hóa khớp vai. Hiện tượng này thường gặp ở những người làm việc qua sức do phải mang vác nặng, hay những người tập luyện thể dục thể thao.

Di truyền: Đây là một trong số những vấn đề đang được nghiên cứu. Nhưng theo thống kê, những người bị bệnh thoái hóa khớp vai nếu không phải do lão hóa hay chấn thương, thường có khả năng cao là do yếu tố di truyền.

Bệnh thoái hóa khớp vai không chỉ gây đau đớn, hạn chế vận động ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh mà còn có những biến chứng nguy hiểm:

Vôi hóa khớp vai kèm gai xương gây đau đơn, viêm nhiễm trong khớp vai
Hỏng khớp vai. Có không ít bệnh nhân bắt buộc phải thay khớp do không có phương án điều trị kịp thời, ảnh hưởng tới việc điều trị dẫn tới phải thay khớp vai
Liệt: Đây là tình trạng nguy hiểm nhất của bệnh thoái hóa khớp. Thoái hóa khớp vai có thể gây ra liệt tay, thậm chí lan sang gây tê liệt vùng lưng, cổ, rất nguy hiểm

Bệnh thoái hóa khớp vai và phương pháp điều trị
Bệnh thoái hóa khớp vai và phương pháp điều trị


Bệnh thoái hóa khớp vai gây ra những biến chứng nguy hiểm vậy có thể điều trị được không? Điều trị thoái hóa khớp vai dễ hay khó?

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Hải, Chuyên khoa xương khớp bệnh viện Bạch Mai cho biết: “ Thoái hóa khớp vai nói riêng, bệnh thoái hóa xương khớp nói chung là những bệnh đều có thể điều trị hiệu quả nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp. Khi thấy có dấu hiệu đau nhức cần phải đi thăm khám ngay, nếu không càng để lâu bệnh càng khó điều trị và hiệu quả điều trị sẽ không cao ”.

Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ và khám chuyên khoa ngay sau khi có dấu hiệu của bệnh là yếu tố được các bác sĩ, chuyên gia khuyến khích bệnh nhân, đặc biệt với những bệnh như thoái hóa khớp vai.

Bệnh thoái hóa khớp vai gây đau đớn và có nhiều biến chứng nguy hiểm, tuy nhiên vẫn có thể điều trị hiệu quả. Đối với bệnh thoái hóa khớp vai, có ba phương pháp điều trị.
Tổng hợp 3 phương pháp điều trị thoái hoá khớp vai:
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp dân gian:

Phương pháp dân gian dùng để điều trị thoái hóa khớp có thể kế đến như: xoa bóp rượu ngâm, đắp lá nốt hơ nóng hoặc ngâm nước ấm với rễ cây, vỏ và lá bưởi, ngâm nước là lốt…

Ưu điểm của phương pháp này là an toàn, không gây tác dụng phụ do chỉ tác động ngoài da. Tuy nhiên đó cũng chính là nhược điểm. Do chỉ tác động bên ngoài, không thể đi sâu điều trị tận gốc căn nguyên bệnh nên không có tác dụng chữa bệnh mà chỉ có thể làm dịu phần nào cơn đau. Chính vì thế, đây không phải là phương pháp được khuyến khích sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp vai.
Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp Tây y

Đây là phương pháp khá phổ biến với những ưu điểm có thể thấy ngay được đó chính là: Hiệu quả giảm đau, kháng viêm rõ rệt. Chỉ cần uống thuốc hoặc tiêm thì trong một khoảng thời gian rất ngăn cơn đau sẽ được làm dịu đi. Đó chính là lý do nhiều người lựa chọn phương pháp này.

Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp Tây y

Tuy nhiên phương pháp Tây y cũng tồn tại những điểm yếu như: Việc sử dụng thuốc Tây y chứa nhiều kháng sinh, giảm đau sẽ để lại những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới chức năng của gan, thận và dạ dày, làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể…gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân nói chung. Hơn thế nữa, thuốc Tây y chỉ điều trị triệu chứng, không đi sâu điều trị căn nguyên gây ra bệnh khiến bệnh tái đi tái lại nhiều lần và dần trở nên nặng, và khó điều trị hơn. Đó là lý do khiến bệnh nhân phải sử dụng thuốc trong thời gian dài, ngưng dùng thuốc sẽ thấy đau nhức, viêm sưng trở lại.

Điều trị thoái hóa khớp vai bằng phương pháp Đông y

Điều trị bệnh nói chung, thoái hóa khớp vai nói riêng bằng phương pháp Đông y đang trở thành xu hướng được nhiều bệnh nhân lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội mà phương pháp này mang lại:
An toàn tuyệt đối: Thành phần của bài thuốc Đông y hoàn toàn từ thảo được thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn, không gây tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân.

Điều trị tận gốc căn nguyên gây ra bệnh: Khác với phương pháp Tây y, phương pháp Đông y không chỉ điều trị các triệu chứng viêm, đau, sưng mà còn hướng tới giải quyết căn nguyên gây ra bệnh, điều trị hiệu quả thoái hóa khớp vai và ngăn ngừa bệnh tái phát. Chính vì vậy hiệu quả điều trị của phương pháp này vượt trội hơn, được bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Đó là những lý do khiến hàng nghìn bệnh nhân thoái hóa khớp vai tin tưởng lựa chọn phương pháp Đông y. Và Hiện nay bài thuốc Đông y điều trị thoái hóa khớp vai của dòng họ Đỗ Minh Đường là một trong số ít những bài thuốc được các bệnh nhân tin tưởng lựa chọn, được các chuyên gia đánh giá cao về hiệu quả trong điều trị .

About

Popular Posts

Designed By Blogger Templates