Trending

Thứ Hai, 6 tháng 11, 2017

Những loại thực phẩm chống sưng khớp

Anh đào là một trong những lựa chọn thực phẩm giúp làm giảm sưng viêm khớp. Nước trái cây anh đào được khuyến cáo sử dụng cho những người bị đau, viêm khớp. Anh đào giàu chất chống oxy hóa để chống lại viêm, sưng. 

Cá là một trong những loại thực phẩm tốt nhất có tác dụng chống viêm và chống sưng. Cá giàu axit béo omega-3 giúp chống sưng, viêm. Vì vậy, các rất tốt cho khớp xương.

Tuy nhiên, nếu bạn chỉ nên uống 1 cốc nước ép mỗi ngày vì anh đào chứa hàm lượng đường khá cao.

Dứa

Dứa giàu kali, vitamin C, các enzyme giúp tiêu hóa nên sẽ thúc đẩy các quá trình khác diễn ra trong cơ thể của bạn. Thật tuyệt vời nếu có một cốc nước ép dứa ngay sau khi bạn tập thể dục

Cần tây

Những loại thực phẩm chống sưng khớp
Những loại thực phẩm chống sưng khớp 


Cần tây chứa lượng natri và kali hoàn hảo. Cần tây cung cấp một lượng lớn nước, vitamin K và vitamin C. Chất dinh dưỡng phức tạp trong cần tây rất tốt cho việc thuần hóa dây thần kinh bị sờn và sưng khớp.

Dưa chuột

Dưa chuột giàu nước, với hàm lượng nước chiếm đến 94% trong dưa chuột. Dưa chuột cũng có một số lượng lớn kali, vitamin C và silica. Silica giúp tăng cường collagen trong khớp xương, tóc và da, giúp cải thiện độ đàn hồi ở tất cả các cơ quan này.

Húng quế

Húng quế, giống như tất cả các loại thảo mộc khác, giàu chất phytochemical hỗ trợ trong việc ngăn ngừa và điều trị viêm. Húng quế là một loại thảo dược tuyệt vời chống virus và chống nấm.

►Xem thêm: Trật khớp

Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp

Nếu trật khớp vai thì tư thế cánh tay sẽ bị biến dạng hoặc không khép sát vào thân được. Nếu sai khớp háng thì tư thế chi ngắn, gối có hiện tượng xoay vào trong, bàn chân bên sai gác lên cổ chân bên lành.

Đau do tổn thương rách bao khớp.

Giảm hoặc mất hoàn toàn cơ năng vận động khớp.

Hõm khớp bị rỗng: Đây là dấu hiệu đặc biệt của sai khớp tuy nhiên không phải khớp nào cũng có, mà chỉ gặp ở khớp vai, khớp hàm và một phần khớp khuỷu. Nếu người bệnh đi khám muộn thì sẽ khó có thể phát hiện do sưng nề nhiều.

Dấu hiệu gồ bất thường do chỏm xương trật ra khỏi hõm khớp.

Cử động đàn hồi hay còn gọi là dấu hiệu lò xo, chỉ xuất hiện trong sai khớp, do đầu xương trật ra chỗ khác đồng thời bị bó chặt trong khối cân cơ và dây chằng. Cho dù cố ý kéo hay đẩy khớp về vị trí bình thường thì khớp vẫn sẽ bật trở lại tư thế sai.

Ngoài ra trật khớp có một số biến dạng đặc biệt:

Dấu hiệu gù vai (vai vuông góc) thấy ở sai khớp vai.

Dấu hiệu “nhát rìu” thường thấy trong sai khớp khuỷu ra sau (do mỏm khuỷu trồi ra sau làm với cánh tay một bậc lõm vào, trông giống như gốc cây bị rìu chặt dang dở).

Dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp
Dấu hiệu nhận biết bệnh trật khớp


Dấu hiệu “phím đàn dương cầm” xuất hiện trong sai khớp vùng vai-đòn (do co kéo cơ ức đòn chũm nên đầu ngoài xương đòn được kéo lên, lộ rõ ra ngoài, ấn xuống lại bật lên như ấn vào phím đàn dương cầm).

Còn để xác định chính xác bạn có bị trật khớp hay không bạn nên đi khám ở chuyên khoa khớp. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang để biết chính xác loại sai khớp và tình trạng khớp (có hay không bong xương, vỡ mẻ xương khớp hay gãy đầu xương). Nếu để lâu bệnh có thể xuất hiện biến chứng như chèn ép mạch máu, dây thần kinh, sai khớp hở kèm mẻ xương. Gãy xẹp lún cột sống http://coxuongkhoppcc.com/gay-xep-lun-cot-song.html

Sơ cứu khi bị trật khớp

Khi bị trật khớp bệnh nhân cần được sơ cứu nhanh trước khi đưa đến cơ sở y tế. Tình trạng này có thể xảy ra tại các khớp lớn như vai, đầu gối, khuỷu tay hay mắt cá chân hoặc ở các khớp nhỏ hơn như ngón tay, ngón tay cái hoặc ngón chân. Cách sơ cứu như sau:

Không di chuyển để tránh lực tác động, không nắn hoặc cố cử động khớp bị trật, hoặc bắt nó trở lại vị trí, vì điều này có thể gây tổn thương khớp và cơ, dây chằng, dây thần kinh hoặc các mạch máu ở xung quanh.

Cố định khớp: Cố định khớp ở tư thế mà khớp đang ở vị trí đó. Nếu bạn trật khớp vùng tay, khuỷu tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân người làm vật cố định nâng đỡ cho tay.
Nếu trật khớp ở chân thì bạn có thể cột hai chân lại với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.

Chườm lạnh lên vùng khớp bị thương nhằm tránh và giảm sưng phù. Có thể dùng đá lạnh chườm trực tiếp lên da hoặc bạn có thể cho đá vào miếng vải để chườm. Không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu vì có thể làm tình trạng xấu đi.

►Xem thêm: Vôi hóa cột sống

About

Popular Posts

Designed By Blogger Templates